Công ty TNHH Tư Vấn Hương Lan được thành lập từ năm 2010, chuyên về các lĩnh vực hoạt động: Tư vấn thành lập công ty, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh,bảo hiểm xã hội, giải thể doanh nghiệp. Đến với công ty Tư Vấn Hương Lan chúng tôi, quý khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ cũng như giá cả và sẽ được giải đáp mọi thắc mắc về các lĩnh vực bởi đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, năng động, nhiệt tình, tận tâm với nghề và đặc biệt với phương châm Uy Tín – Chuyên Nghiệp – Nhanh Chóng – Hiệu Quả - Chi Phí thấp chúng tôi Cam Kết sẽ mang đến cho quý khách hàng dịch vụ hoàn hảo nhất . Công ty chúng tôi nhận tư vấn, soạn thảo hồ sơ và đại diện khách hàng thành lập các Công ty trên các địa bàn: Thành lập công ty tại Tp. Hồ Chí Minh, Thành lập công ty tại Bình Dương, Thành lập công ty tại Long An, Thành lập công ty tại Đồng Nai,Thành lập công ty tại Nghệ An,Thành lập công ty tại Đà Nẵng...chúng tôi...
Xem tiếp >>
Văn bản pháp luật Download
Cách tính hưởng trợ cấp thai sản
Chế độ khi sinh con Điều 157 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định, lao động nữ đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH thì được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Mức trợ cấp 1 lần khi sinh con; mức hưởng chế độ thai sản; chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi sinh quy định tại Điều 34 và Điều 37 Luật BHXH như sau: - Lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. - Người lao động hưởng chế độ thai sản khi sinh con với mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. - Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. - Trường hợp lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm. Nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung; phải nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung mức hưởng một ngày bằng 40% mức lương tối thiểu chung. Trợ cấp được tính theo mức lương tối thiểu chung Khoản 1 Điều 35 Luật BHXH, được hướng dẫn tại Điều 16 Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định, mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Khoản 1 Điều 94 Luật BHXH quy định, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung. Theo hướng dẫn tại Mục 3, Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008, bổ sung khoản 8, khoản 9 vào Mục II chế độ thai sản, Phần B, Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thì: - Trợ cấp một lần khi sinh con theo quy định tại Điều 34 Luật BHXH được tính theo mức lương tối thiểu chung tại tháng người lao động sinh con. - Tiền lương tháng đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 16 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, được tính theo mức lương tối thiểu chung tại tháng hưởng chế độ. Theo Điều 3 Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ, mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác từ ngày 1/7/2013 là 1.150.000 đồng/tháng. - Trợ cấp một lần khi sinh con: 1.150.000 đồng x 2 tháng = 2.300.000 đồng. - Mức hưởng 6 tháng nghỉ việc sinh con = (mức lương tham gia bảo hiểm xã hội) x 1.150.000 đồng x 6 tháng nghỉ sinh con
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
biểu mẫu đăng ký kinh danh
Đang online: 2 Tổng truy cập: 519119
điều kiện đăng ký kinh danh

Liên hệ với chúng tôi:

Fanpage